Khoai tây là một trong những loại củ được ưu chuộng và sử dụng rộng rãi, phổ biến được nhiều chị em lựa chọn trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình mình. Không chỉ giàu sắt, magiê, canxi, magiê, phốt pho và kẽm,… khoai tây còn chứa nguồn tinh bột và chất xơ dồi dào. Ngoài ra, khoai tây còn chứa một số vitamin lợi cho sức khỏe con người. Nếu thường xuyên ăn khoai tây, bạn sẽ có thể phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Như làm giảm viêm, làm dịu loét dạ dày và tá tràng, giúp xương chắc khỏe, cải thiện sức khỏe não,… Tuy nhiên, một số người lại có thói quen mua nhiều khoai tây tích trữ nhưng không cách biết bảo quản đúng cách làm cho chúng bị mọc mầm, thối, mốc…
Bảo quản ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp
So với các loại rau củ thông thường khác, khoai tây rất dễ bảo quản. Nếu biết bảo quản đúng cách, một củ khoai tây tốt vẫn thơm ngon trong cả tháng; dù chúng được mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc tự bạn trồng và thu hoạch. Cách bảo quản khoai tây tốt nhất là để nơi thoáng mát có nhiệt độ 6 – 10 độ C. Trong khoảng nhiệt độ đó, khoai tây sẽ giữ được độ tươi trong nhiều tháng mà không bị hỏng. Đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mọc mầm và lượng vitamin C trong trong khoai tây.
Bạn có thể để khoai tây trong túi lưới hoặc để vào chiếc rổ, không khí được lưu thông, điều hòa độ ẩm. Trong thời gian bảo quản, bạn nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng; tránh lây nhiễm sang những củ khoai tây khác. Sau khi thu hoạch hoặc mua những củ khoai tây; hãy dành một ít thời gian để sàng lọc chúng. Loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hay bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường. Và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.
Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh
Tuyệt đối không bảo quản khoai tây trong ngăn đông tủ lạnh. Nếu làm vậy lượng nước bên trong khoai tây có thể hình thành các tinh thể phá vỡ cấu trúc thành tế bào. Chúng sẽ bị biến chất, hỏng mùi vị và màu sắc sau khi sử dụng. Khi ở nhiệt độ quá lạnh, tinh bột trong khoai sẽ chuyển hóa thành đường. Khi nướng hoặc chế biến ở nhiệt độ cao, đường trong khoai sẽ sản xuất acrylamide hóa học, gây hại cho sức khỏe người dùng.
Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng. Bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác.
Trước khi đem đi bảo quản không nên rửa khoai tây
Nhiều người có thói quen đem rửa khoai tây trước khi đem đi bảo quản để làm sạch bụi bẩn trên vỏ. Tuy nhiên, nếu làm vậy thì độ ẩm trên vỏ khoai tây sau có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm và vi khuẩn, khiến chúng nhanh hỏng hơn. Giữ khoai tây khô càng tốt trước và trong quá trình bảo quản. Nếu khoai tây của bạn bị bẩn, hãy chờ cho đất khô rồi dùng một cái bàn chải khô lau nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa trước khi bắt đầu chế biến chúng.
Bảo quản khoai tây riêng với thực phẩm khác
Nhiều loại trái cây và rau quả thường tiết ra chất ethylene. Làm cho khoai tây dể nảy mầm và mềm nhanh hơn khi bảo quản. Vì vậy, bạn không nên để chung khoai tây với bất kỳ thực phẩm nào. Bạn có thể để khoai tây trong túi lưới không khí được lưu thông, điều hòa độ ẩm. Trong thời gian bảo quản, bạn nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần. Để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, tránh lây nhiễm sang những củ khác.
Dấu hiệu của khoai tây không còn sử dụng được
Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu. Khoai bị mọc mầm kèm theo vỏ xanh và thịt khoai bị mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng. Thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.