Ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý cho trẻ

Ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý cho trẻ

Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi em bé nhà bạn tròn 6 tháng tuổi. Đây cũng là lúc khá nhiều mẹ đặt ra cho mình những câu hỏi băn khoăn, thắc mắc. Đặc biệt là các bà mẹ có con lần đầu tiên. Mẹ không biết ở thời kỳ này con có thể hấp thụ được những loại thực phẩm như thế nào? Cần lưu ý những gì khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho con hay không? Ngoài ăn bột, các thức ăn mềm thì trẻ có thể ăn bổ sung những loại nào? Từ đó để mẹ có thể lên thực đơn và chuẩn bị các bữa ăn hàng ngày cho con. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết, cụ thể qua bài viết dưới đây.

Giai đoạn ăn dặm bé có thể dùng được loại thực phẩm nào?

Có thể cho trẻ ăn bột ăn liền hoặc bột nấu trong những tháng đầu tiên tập ăn dặm. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần. Thông thường ở vùng nông thôn, miền núi gia đình phải tự nấu cho bé, khi đó bữa ăn dặm của bé cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, hãy chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai. Nếu là bột ăn dặm đóng hộp, cần pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

Cách mẹ tiến hành cho trẻ ăn dặm bổ sung

Cách mẹ tiến hành cho trẻ ăn dặm bổ sung

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cần phải tuân theo nguyên tắc: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại. Chủng loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé bình thường. Khi mới tập ăn cần nấu bột lỏng, từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng thời gian biểu cho ăn.

Ban đầu cho ăn bổ sung có thể cho trẻ ăn nhiều bữa: 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú, 3 bữa bột sền sệt, tiến tới chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày. Ăn bột xong có thể cho trẻ bú thêm nếu trẻ vẫn thèm bú. Đối với trẻ nuôi bộ, không nên bắt ép trẻ ăn hết suất ăn theo quy định, mà nên gia giảm theo sức ăn của bé.

Nếu cho trẻ ăn thêm hoa quả thì chỉ cần ăn vừa phải, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày.

Lưu ý cho mẹ khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho con

Khi trẻ mới ăn dặm chỉ nên ăn thịt lợn thăn, cá quả, 3/4 lòng đỏ trứng gà. Và tăng dần các loại thực phẩm khác từ tháng thứ 7. Các thực phẩm phải giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folat (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật (thịt lợn, bò, gà…), hải sản (tôm, cua, cá,…), sữa….

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh. Tức là không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác. Bện cạnh đó không có các hóa chất có hại hoặc chất độc. Ngoài ra không có xương. Cá cần gỡ thịt, tôm cần say, băm nhuyễn, cắt râu. Hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ. Không cho trẻ ăn các loại thức ăn gia vị nóng, cay, mặn.

Lưu ý cho mẹ khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho con

Dù muối rất quan trọng nhưng cũng không thể thiếu hay thừa. Vì cả hai đều gây hậu quả không tốt cho sức khỏe. Nhưng, có cần thêm muối vào bột cho trẻ không? Câu trả lời chắc chắn là “không”, vì lượng muối trong sữa và bột đã đủ cho trẻ rồi.

Như vậy, không cần thêm muối vào thức ăn dặm của trẻ. Lượng muối có trong thực phẩm tự nhiên là đủ cho nhu cầu của trẻ.

Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.