Bật mí các bài thuốc chữa bệnh từ cây cải canh

Bật mí các bài thuốc chữa bệnh từ cây cải canh

Theo Đông y, cây cải canh được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, chữa ho, ngừa cảm mạo, chữa chảy máu dạ dày. Cây cải xanh hay còn gọi là cải xanh, cải bẹ xanh hay cải cay. Có tên khoa học: Brassica juncea (L.) Czern. et Coss, thuộc họ Brassicaceae. Là một loại rau rất quen thuộc trong những bữa cơm của các gia đình. Hạt cây cải canh được ép thành dầu để chế biến mù tạt làm gia vị hoặc dùng trong công nghiệp.

Trong Đông y, hạt của cải canh được dùng cùng với tên thuốc là “vị giới tử”, có tác dụng tương tự như bạch giới tử, hắc giới tử. Trong cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy; sinh ra chất sinigrosid tiếp xúc với nước, myrosinase bị thủy phân thành glucose, kali sulfat và allyl isothiocyanate (Tinh dầu mù tạt-một chất lỏng, dễ bay hơi, không màu, kết hợp với amoni hydroxit để tạo thành allyl thiourea). Nào cùng với vjmopar.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

Đặc điểm của rau cải canh

Đặc điểm của rau cải canh

  • Tên gọi khác: Cải xanh, rau cải cay, giới tử, cải bẹ xanh, rau cải dưa
  • Tên gọi trong khoa học: Brassica juncea (L.) Czern. et Coss
  • Họ: Cải – Brassicaceae

Rau cải canh là một giống thực vật thuộc họ cải. Cây thân thảo, sống hàng năm, thân có kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo giai đoạn tăng trưởng của cây.

Lá cải canh phát triển trên rễ hình trái xoăn. Khi còn non, lá cải màu xanh nõn lá chuối và càng già thì màu xanh càng đậm hơn do trải qua quá trình quang hợp. Cuống lá dầy, mọng nước, lõm ở giữa tạo thành một đường rãnh. Hai bên mép lá hình răng cưa không đều. Cả thân và lá đều có vị cay, hơi đắng nên mới được dân gian gọi là cải cay. Khi trưởng thành, cải canh cho ra những chùm hoa màu vàng nhạt và có quả chứa hạt hình cầu.

Cây cải canh có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu lạnh. Ở miền Bắc nước ta, loại rau này thường được trồng vào vụ đông nhưng ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng, Đà Lạt hay Đắc Lắc cải canh được trồng quanh năm.

Loại rau này được trồng bằng cách gieo hạt. Sau khoảng 40 – 45 ngày có thể thu hoạch. Trường hợp ăn rau mầm thì cây được trồng ngắn ngày hơn.

Dược tính có trong cải canh

Theo Đông y, cải canh có vị hơi cay đắng, tính ấm; vào kinh phế. Giới tử vị cay, tính ấm; vào kinh Phế.

Cải canh cung cấp protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón, chống lão hóa, hỗ trợ tim mạch, chữa gout và phòng chống ung thư bàng quang… Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy.

Hạt cải canh (giới tử) có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch…
Liều dùng: giới tử 4 – 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng. Cải canh: 100 – 300g.

Cách dùng cải canh làm thuốc

Cách dùng cải canh làm thuốc

Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.

Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp: hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu trắng hâm nóng.

Trừ độc, tiêu nhọt:

Bài 1: hạt cải canh, hành ta liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Ngày làm 1 lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu.

Bài 2: hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hoà đều, đắp chỗ nhọt mới phát.

Các món ăn bài thuốc từ cải canh

Phòng chống cảm mạo: rễ cải canh 60 – 80g, đường đỏ 30g. Rễ cải rửa sạch, thái đoạn; sắc lấy nước; cho uống trong ngày.

Chữa xuất huyết do loét dạ dày, hành tá tràng: cải canh rửa sạch, cắt đoạn, nhúng trong nước sôi 5 – 10 phút, ép lấy 30 – 50ml nước, hâm nóng cho uống (có thể thêm đường trắng vừa đủ).

Kiện tỳ, hỗ trợ đường tiêu hóa: cải canh rửa sạch, phơi héo, cắt đoạn, ngâm chìm trong nước muối (tỷ lệ ≥ 4%), 3 – 5 ngày. Ăn rau và uống nước trong bữa ăn. Dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc lạm dụng kháng sinh đường uống (giúp tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột). Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên thích hợp làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.

Kiêng kỵ: Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan không dùng.