Hệ miễn dịch còn non yếu khiến cho con trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh mà trẻ thường mắc phải nhất vào mùa này chính là viêm phế quản. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý đến việc cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy bé bị viêm phế quản nên ăn gì để cho bệnh mau lành? Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để biết thêm về cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhà bạn nếu mắc bệnh này nhé!
Biểu hiện của bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ
Khi bước vào giai đoạn chuyển mùa, không khí khô hanh vào cuối thu, sang đông làm cho trẻ nhỏ dễ bị ho, cúm, sốt,… và nặng hơn là viêm phế quản. Trẻ bị viêm phế quản phổi có những dạng sau: viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen,… nếu không điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng xấu, viêm phế quản mãn tính.
- Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm ở những đường thở lớn trong phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
- Biểu hiện ban đầu của trẻ: ở dạng cảm lạnh như đau họng, mệt mỏi, sốt nóng, sốt lạnh. Nếu không được điều trị dứt điểm bé sẽ bị ho, có đờm trong họng, nôn mửa khi ho, khó thở, đau ngực, thở khò khè,…
- Lưu ý: người lớn hay hút thuốc lá,trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc dễ có nguy cơ mắc viêm phế quản phổi.
Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ
- Nhanh chóng đưa trẻ bị bệnh đến khám tại cơ sở y tế. Xác định rõ nguyên nhân, nếu là do vi khuẩn gây viêm nhiễm sẽ được dùng những loại kháng sinh thích hợp để điều trị.
- Nếu trẻ bị bệnh do nguyên nhân là virus, không phải sử dụng kháng sinh ở thời điểm này.
- Thông thường sau 7 – 10 ngày điều trị, trẻ sẽ có chuyển biến tích cực về sức khoẻ.
- Chăm sóc trẻ: Cho uống đủ nước: 800 – 1000 ml nước/ngày. Nếu trẻ sơ sinh cố gắng cho bé bú càng nhiều càng tốt theo nhu cầu của bé, giúp trẻ phòng ngừa hiện tượng khử nước, xung huyết. Dùng máy giữ ẩm trong phòng ngủ, khu vui chơi của trẻ (nhất là vào mùa khô hanh) giúp bé dễ thở, thoải mái hơn. Sử dụng nước muối loãng nhỏ mũi cho trẻ để giảm cảm giác nghẹt mũi, khó chịu của bé.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị viêm phế quản phổi
Chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với sự tăng hay giảm nhẹ của tình trạng viêm phế quản.
Các loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn
- Hạn chế tối đa các món rán, xào (khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán,…). Những món giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao. Bởi nó là thủ phạm tăng khó thở.
- Hạn chế muối trong chế độ ăn hàng ngày. Thừa muối dẫn tới tình trạng cơ thể tích chất lỏng dẫn tới tăng hấp thụ chất lỏng của các mô phế quản làm viêm phế quản nặng lên. Do vậy, bệnh nhân viêm phế quản không nên ăn đồ ăn nhanh; đông lạnh, chế biến sẵn (có nhiều muối trong đó).
- Giảm ăn bánh kẹo, nước ngọt, đường,… làm gia tăng hiện tượng khó thở.
- Kiêng ăn đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… gây ho nhiều.
- Tránh các loại hoa quả chua, chát: mận, táo chua gây khó long đờm.
Các loại thực phẩm cần thiết cho trẻ
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh. Các vitamin A, C, E có tác dụng làm giảm viêm, khó thở.
- Nên ăn các loại sản phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu: gạo, sữa bò, đậu phụ, trứng gà,… (Lưu ý: sữa có hàm lượng chất béo cao, tốt nhất là ăn nhiều sữa chua.
- Uống nhiều nước còn đối với trẻ đang bú sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn: giúp cơ thể đào thải độc tố dễ dàng; giúp giảm tình trạng viêm, khô họng của trẻ.
Lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm phế quản phổi
Bé bị viêm phế quản nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục? Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý cho trẻ bị viêm phế quản:
- Trẻ nên được giữ ấm cơ thể, tránh để bé nhiễm lạnh khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa thăm khám bác sĩ. Các loại thảo mộc, thực phẩm chức năng cũng cần tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn đặc biệt là khói thuốc.
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Không tự ý ngừng thuốc khi thấy các dấu hiệu triệu chứng đã thuyên giảm.
Bài viết trên muốn chia sẻ với các mẹ về chế độ chăm sóc bé khi bị viêm phế quản phổi. Chúc các mẹ và các con luôn khỏe mạnh.