Các gia đình của thời đại mới thường đối mặt với các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát huy nếp sống gia đình. Truyền thồng Việt Nam ta có những nếp sống vô cùng tốt đẹp. Điều này khiến cho chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy chúng. Đây là điều không hề dễ dàng trong thời đại hội nhập hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy mà nhà nước đã khuyến khích các gia đình cần phải quan tâm đến điều này. Một trong những hành động của nhà nước đó là ban hành bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Mục đích của nó là giúp các gia đình nhận ra tầm quan trọng của nếp sống chuẩn mực.
Thách thức của các gia đình thời đại mới
Gia đình thời hiện đại là các gia đình ở các thành phố lớn, đông dân cư. Nơi có sự giao lưu văn hoá lớn đang phải đối mặt với những thách thức mới. Bảo tồn các giá trị gia đình truyền thống đang bị thách thức bởi lối sống hiện đại. Bởi các thành viên trong gia đình ngày càng ít có thời gian dành cho nhau. Ngoài ra, mỗi người đều có những công việc riêng, những mối bận tâm riêng. Cách cư xử của con người trong gia đình cũng thay đổi. Các thành viên trong gia đình bắt đầu ít chia sẻ với nhau hơn.
Đây cũng là lý do Bộ VHTTDL xây dựng một bộ tiêu chí ứng xử riêng. Mục đích chung là hỗ trợ các gia đình xây dựng lại những chuẩn mực nhất định. Mong rằng thông qua bộ tiêu chí ứng xử, tình trạng này sẽ được cải thiện nhiều hơn.
Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được ban hành
Bộ VHTTDL vừa ban hành kế hoạch tổng kết thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” được ban hành từ tháng 10/2018. Đây là lần đầu tiên những quy tắc ứng xử trong gia đình hiện đại được ban hành và triển khai thực hiện. Kể từ năm 2001, 20 năm qua, ngày 28/6 hàng năm được chọn là ngày Gia đình Việt Nam. Đây là ngày để mọi người cùng quan tâm đến nhau và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Tiêu chí ứng xử chung được xây dựng trên 4 nguyên tắc: Tôn trọng, Bình đẳng, Yêu thương và Chia sẻ. Theo đó, bộ tiêu chí này đặt ra cho các mối quan hệ vợ chồng (Chung thủy; Nghĩa tình); cha mẹ với con, ông bà với cháu (Gương mẫu; Yêu thương); con với cha mẹ, cháu với ông bà (Hiếu thảo; Lễ phép); anh, chị, em (Hòa thuận; Chia sẻ). Tất cả những tiêu chí này đều được lấy từ những chuẩn mực ứng xử bao đời trong quan hệ gia đình của người Việt dựa trên nền tảng cơ bản là sự thương yêu và đùm bọc nhau.
Sau khi được ký ban hành cuối năm 2017, 2 năm qua, “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” được triển khai thí điểm tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình; Thừa Thiên – Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, An Giang, TP.HCM; từ thành phố lớn đến vùng núi.
Tác dụng của Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Sự đa dạng, phong phú về hình thức thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” đã giúp những mỗi người tham gia có ý thức hơn về việc giữ gìn hạnh phúc trong gia đình mình cũng như ý thức hơn về cách hành xử trong gia đình. Đã có sự tác động quan trọng đến nhận thức của các gia đình tham gia thí điểm, làm họ thay đổi suy nghĩa hành động trong cách cư xử trong gia đình mình, từ đó lan toả tới những người khác.
Qua 2 năm triển khai thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, công tác quản lý nhà nước về gia đình đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Có sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên nhiều nơi vẫn chỉ làm theo phong trào. “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” chỉ thực sự phát huy tác dụng khi những người tham gia ý thức được trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, từ đó xây dựng nền tảng gia đình bền vững và tiếp đến là tạo nên xã hội văn minh.
Dựa trên những điểm đã làm được và còn hạn chế trong 2 năm thí điểm, Bộ VHTTDL đã bắt đầu đánh giá kết quả thực hiện bộ quy tắc trên dựa trên để từ đó có thể hoàn thiện và thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” trong thời gian tới. Gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ khi một gia đình khoẻ mạnh thì mới tạo nên một xã hội khoẻ mạnh.