Nhiều người định nghĩa gia đình đơn giản chỉ là những người có mối quan hệ ruột thịt, sống cùng với nhau trong một mái nhà. Tuy nhiên, hai chữ gia đình thực tế còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Bởi vì gia đình có ý nghĩa nhiều đối với mỗi người nên người ta thường nói rằng gia đình là điều thiêng liêng, là những gì quan trọng nhất. Một cá nhân sẽ được phát triển một cách toàn diện nếu như họ sống trong một gia đình hạnh phúc. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm những điều góp phần xây dựng lên một gia đình hạnh phúc.
Thế nào là gia đình hạnh phúc?
Gia đình hạnh phúc là điều ai cũng mong ước có được. Nhưng thế nào là gia đình hạnh phúc? Và làm gì để gia đình hạnh phúc thì không phải ai cũng biết. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu những nguyên tắc để xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, gia đình là yếu tố đã được người xưa xem trọng, là nền móng của xã hội. Trước khi có thể làm việc lớn, việc quan trọng trước hết chính là việc tu thân và gìn giữ gia đình hạnh phúc. Gía trị gia đình hạnh phúc là gì mà có thể được coi trọng đến vậy? Trước hết, hãy hiểu rõ khái niệm về gia đình.
Định nghĩa gia đình
Theo Wikipedia định nghĩa, gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau. Có mối quan hệ tình cảm, hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và trải qua quá trình phát triển lâu dài. Đồng thời gia đình có những ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến xã hội. Bởi lẽ, gia đình là nền tảng giáo dục đầu tiên của mỗi cá nhân trước khi bước ra xã hội. Cũng bởi vì lý do đó mà gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách con người.
Gia đình ở nước ta thường gồm 2 hay nhiều thế hệ cùng chung sống dưới 1 mái nhà hoặc khu vực. Gia đình có thể gồm: ông bà, cha mẹ và con cháu,…. Nhưng cuộc sống hiện đại ngày nay, thường là các gia đình nhỏ gồm bố mẹ, con cái. Cả gia đình cùng chung sống dưới 1 mái nhà, quan tâm và chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau cả vê tinh thần và vật chất.
Định nghĩa hạnh phúc gia đình
Cũng giống như hạnh phúc,hạnh phúc gia đình cũng có rất nhiều định nghĩa. Và đối với mỗi người sẽ có những khái niệm khác nhau. Có những người, hạnh phúc gia đình là khi có điều kiện vật chất đầy đủ. Cũng có những người, hạnh phúc gia đình là khi các thành viên yêu thương và chia sẻ với nhau. Chúng ta có thể tổng hợp lại để đưa ra một định nghĩa chung nhất giải thích cho câu hỏi một gia đình hạnh phúc là như thế nào?
Hạnh phúc gia đình là gia đình có đầy đủ các điều kiện vật chất và tinh thần. Có thể khiến cho mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy hạnh phúc. Với bất cứ định nghĩa nào thì điều quan trọng nhất là bạn cùng các thành viên trong gia đình đều cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc.
Điều gì tạo nên một gia đình hạnh phúc?
Làm thế nào để xây dựng và gìn giữ, vun đắp hạnh phúc gia đình? Đây là nhiệm vụ chung của mỗi thành viên trong gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân. Tạo dựng một gia đình hạnh phúc cần những yếu tố nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những yếu tố xây dựng lên điều ấy.
Sự quan tâm và chia sẻ
Quan tâm và chia sẻ mỗi ngày giúp các thành viên kết nối, gắn kết lẫn nhau. Cuộc sống gia đình cần phải có sự chia sẻ. Dành thời gian quan tâm nhau mỗi ngày sẽ hòa thuận, hạnh phúc hơn. Trong một gia đình, vợ chồng hòa thuận ảnh hưởng rất lớn tới các mối quan hệ khác. Như mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, giữa cha mẹ và con cái.
Cuộc sống hiện đại ngày nay, thời gian cha mẹ dành để quan tâm và nói chuyện với con cái mỗi ngày trở nên hiếm hoi. Chính bởi lý do này, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên xa cách, lạnh nhạt. Nhiều trường hợp cha mẹ và con cái không hiểu nhau, dẫn đến hiểu lầm không đáng có. Nếu không thể sắp xếp thời gian bên nhau mỗi ngày, bạn có thể tụ tập các thành viên trong gia đình vào cuối tuần, có thể cùng nhau ăn bữa tối hoặc những chuyến picnic ngắn ngày cũng là một lựa chọn thú vị.
Sự tôn trọng và tin tưởng
Trong một gia đình, ai cũng cần được tôn trọng, kể cả những đứa trẻ. Sự tôn trọng làm cho các thành viên trong gia đình thêm tin tưởng lẫn nhau. Việt Nam còn bị ảnh hưởng rất nhiều của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong nhiều gia đình, vai trò và tiếng nói của người phụ nữ không được tôn trọng. Rất dễ dẫn đến tình trạng người chồng không tôn trọng người vợ. Từ đó, con cái bị ảnh hưởng rất nhiều về nhận thức và cách cư xử sau này với gia đình riêng. Mặc dù trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao nhưng vẫn còn nhen nhóm trong cuộc sống xung quanh chúng ta.
Tôn trọng lẫn nhau còn thể hiện ở việc cha mẹ tôn trọng ý kiến và không kiểm soát con cái. Nhiều bậc phụ huynh luôn bắt buộc con cái phải làm theo những gì mình sắp xếp. Họ quên rằng cần hỏi ý kiến con cái có mong muốn điều đó hay không. Sắp xếp sẵn tương lại cho con nhưng lại không hề tôn trọng ý kiến của con. Điều đó sẽ khiến cho trẻ cảm thấy không được tôn trọng, bị gò bó. Từ đó việc dạy bảo trẻ sẽ phản tác dụng, khiến cho trẻ chống đối nhiều hơn.
Có trách nhiệm hoàn thành bổn phận của mình
Mỗi thành viên trong gia đình đều có các nghĩa vụ và bổn phận riêng. Con cháu trong nhà có nghĩa vụ học hành, ngoan ngoãn, tôn trọng người lớn. Còn người lớn cũng cần tôn trọng trẻ nhỏ, tôn trọng lẫn nhau.Vợ chồng cùng nhau cố gắng, xây dựng gia đình hạnh phúc,vun đắp cho cả nhà. Mỗi thành viên trong gia đình đều có những nghĩa vụ phải thực hiện khác nhau. Dù bạn đóng vai trò gì trong gia đình thì cũng đều phải đảm bảo bổn phận và nghĩa vụ của mình với gia đình ấy. Bởi nếu các thành viên không giữ đúng bổn phận của mình thì gia đình sẽ không còn gắn kết, không có sự tôn trọng lẫn nhau.
Du lịch cùng gia đình là một ý tưởng tuyệt vời để gắn kết các thành viên với nhau, tạo thêm nhiều niềm vui, kỷ niệm và hạnh phúc gia đình tăng thêm. Hãy làm điều đó để cả gia đình bạn cùng nhau tận hưởng những giây phút thư giãn. Học cách sống chậm và gắn kết nhau hơn. Bạn cùng gia đình có thể tìm hiểu ra nhiều điều về nhau sau một chuyến du lịch. Đừng ngần ngại tạo cho nhau những phút giây thư giãn tuyệt vời nhất.