Nguyên nhân khiến bạn cứ mãi mắc kẹt trong mối quan hệ “độc hại”

Nguyên nhân khiến bạn cứ mãi mắc kẹt trong mối quan hệ "độc hại"

Tình yêu luôn là một chủ đề nóng hổi được rất nhiều người quan tâm và chú ý đến. Hiện nay, có rất nhiều người đang trong những mối quan hệ yêu đương “độc hại” mà họ không hề nhận ra. Theo khảo sát cho thấy, nhiều trường hợp đang mắc kẹt trong một mối quan hệ “độc hại” luôn tìm cách tự tổn thương bản thân. Những mối quan hệ này sẽ khiến cho bạn hết lần này đến lần khác đau khổ, tuyệt vọng. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Nỗi sợ cô đơn

Khi bước vào một mối quan hệ ai cũng hi vọng tìm thấy một tình yêu thực sự, nhưng lại thường quên hi vọng bản thân đủ mạnh mẽ để thoát khỏi một mớ bòng bong độc hại không phải là tình yêu. Rất nhiều người mắc kẹt mãi với một mối quan hệ toxic chỉ vì họ nghĩ rằng mỉnh không xứng đáng và phải mất rất nhiều thời gian mới dứt bỏ được nỗi đau của mình.

Nỗi sợ cô đơn hay niềm tin rằng người ấy sẽ thay đổi là những lý do phổ biến; khiến mọi người không dám buông tay một mối quan hệ “độc hại”.

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, nỗi sợ cô đơn là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta không đủ mạnh mẽ để bước ra khỏi một mối quan hệ tiêu cực. Đơn giản vì bạn cho rằng: Ít ra có một người ở cạnh, dù không hoàn hảo, còn hơn là độc thân.

Chính môi trường sống xung quanh đôi khi khiến mọi người đánh đồng việc “ở một mình” hoặc độc thân là tiêu cực, thậm chí là đáng xấu hổ.

Bạn là người có lòng tự trọng kém

Bạn là người có lòng tự trọng kém

Các nghiên cứu cũng tiếp tục chỉ ra rằng những người có lòng tự trọng kém thường dễ bị “mắc kẹt” trong một mối quan hệ độc hại. Nếu bạn không thể tôn trọng chính mình, sẽ rất khó để khiến người khác tôn trọng bạn.

Một số người sau khi trải qua những tổn thương trong quá khứ; hoặc từng bị bạo hành thời thơ ấu có xu hướng đánh giá thấp bản thân.

Luôn cảm thấy mình phải có trách nhiệm với nửa kia

Những “kẻ độc hại” thường thích chơi trò chơi tâm lý. Sau mỗi cuộc đối đầu, những người này sẽ cố gắng xoay chuyển tình thế; khiến bạn cảm thấy tội lỗi và họ lại trở thành kẻ đáng thương. Đây được gọi là hiện tượng gaslighting.

Hành vi này thường phát triển dần dần đến mức bạn khó nhận ra, ngay cả khi nó đang xảy ra. Hậu quả là cảm giác lo lắng, bối rối và mất niềm tin vào bản thân; cho rằng chính mình phải có trách nhiệm với những “tổn thương” đã gây ra cho nửa kia.

Luôn tin rằng mọi thứ sẽ thay đổi

Luôn tin rằng mọi thứ sẽ thay đổi

Nhiều người không muốn rời bỏ một mối quan hệ độc hại; đơn giản vì họ quá yêu người kia và tin rằng tình yêu có thể cứu vãn mọi thứ. Họ có xu hướng biện hộ cho tất cả hành vi sai trái của bạn đời một cách mù quáng. Tin tưởng không phải là điều sai trái trong tình yêu, nhưng có thể là con dao hai lưỡi. Bởi trên thực tế, đa phần những mối quan hệ như vậy chỉ trở nên tồi tệ theo thời gian; và chúng ta sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn.

Luôn có cảm giác sẽ bị từ chối

Chúng ta “bám” lấy mối quan hệ của hiện tại vì sợ bị từ chối trong tương lai. Một số người không đủ mạnh mẽ để vượt qua rào cản hiện tại; họ sợ ra khỏi “vùng an toàn”. Trên thực tế, nỗi sợ bị từ chối nếu được “nuôi dưỡng” lâu dài; có thể khiến phát triển thành nỗi sợ thể hiện bản thân, bày tỏ suy nghĩ và bảo vệ chính mình.

Một mối quan hệ độc hại không dễ để nhận diện. Vì xét cho cùng, mọi mối quan hệ đề có một mức độ độc hại nhất định. Nhưng điều đó không có nghĩa là kìm hãm sự hạnh phúc và cảm giác vui vẻ chính đáng. Hãy nhớ rằng: Không ai có thể khiến bạn “mắc kẹt” ngoài chính bạn.