Trẻ em có tình trạng dinh dưỡng không bình thường ở nước ta còn ở mức thấp, chủ yếu là suy dinh dưỡng và béo phì. Dinh dưỡng không bình thường cộng với sức đề kháng kém sẽ rất dễ khiến trẻ nhỏ mắc bệnh. Viêm phổi, tiêu chảy và một số bệnh nhiễm khuẩn khác chính là một trong số đó. Các bệnh này sẽ làm cho tình trạng suy dinh dưỡng thêm nặng nề và khó khắc phục. Vì vậy, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để phát triển thể chất bình thường và trí tuệ tốt.
Nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính gây hại gì đến trẻ?
Nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính có thể làm ảnh hưởng tới sự lớn lên do suy dinh dưỡng vi chất. Ví dụ, tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp và bệnh thủy đậu có liên quan với sự thiếu vitamin A. Thiếu vi chất có thể xuất hiện khi trẻ bị mắc các bệnh viêm nhiễm từ 1 trong 5 cách sau đây:
- Làm ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng.
- Giảm thức ăn ăn vào hay ăn ít hơn bình thường (chán ăn).
- Do mất trực tiếp các vi chất.
- Tăng nhu cầu chuyển hóa hoặc tăng dị hóa.
- Tổn thương vận chuyển chất dinh dưỡng tới tế bào.
Những ảnh hưởng của bệnh viêm nhiễm đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ
Viêm nhiễm cấp dẫn đến tình trạng kém ăn của trẻ. Sự nghiêm trọng của việc kém ăn liên quan tới độ nặng của viêm nhiễm. Viêm nhiễm càng nặng càng làm cho trẻ lười ăn uống hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy dùng sữa mẹ không bị giảm khi trẻ bị nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như tiêu chảy do vi khuẩn, virus. Và nhiễm giun sán mãn tính có thể trực tiếp dẫn tới kém hấp thu dưỡng chất. Do các viêm nhiễm làm tổn thương lớp tế bào biểu mô nhầy đường ruột. Và làm ảnh hưởng tới sự hấp thu cả chất đa lượng và vi lượng.
Thậm chí sau khi những chất dinh dưỡng được hấp thu, chúng vẫn có thể bị mất đi như là kết quả của viêm nhiễm (qua đường ruột hoặc đường tiết niệu).
Nhu cầu chất dinh dưỡng có thể cũng tăng khi trẻ bị nhiễm khuẩn. Bởi vì khi bị nhiễm khuẩn (do sốt, tiêu chảy,…), chuyển hóa cơ bản tăng lên. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh giảm sút về ăn uống.
Những viêm nhiễm do vi khuẩn dẫn đến hoạt hóa đại thực bào. Và bạch cầu đa nhân trung tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương; (biểu hiện là sốt và sản xuất cortisol) để giảm viêm. Nồng độ kẽm và sắt cũng giảm trong quá trình nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển xương. Đặc biệt là xương dài và gây cho trẻ tình trạng kém hấp thu ở đường ruột.
Biện pháp giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng bị viêm nhiễm
Các dấu hiệu và triệu chứng dùng cho nhận biết nhiễm trùng sơ sinh đa dạng và rất dễ trùng lặp với những bệnh khác. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay không chậm trễ khi thế trẻ khó thở, co giật, sốt hoặc cảm thấy lạnh, chảy máu, tiêu chảy, quá nhẹ cân, hoàn toàn không bú được. Trường hợp bé bị nhiễm khuẩn sơ sinh, cha mẹ cần bình tĩnh, phối hợp với các y bác sĩ để điều trị cho bé hiệu quả nhất.
Với tất cả những trẻ bị viêm nhiễm, phương pháp hỗ trợ cho bệnh nhân bao gồm:
- Hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi viêm nhiễm để duy trì tốc độ phát triển.
- Thực hiện đúng lịch tiêm vaccin để giảm tần suất mắc bệnh ở trẻ em.
- Phòng tránh những viêm nhiễm thường xuyên khác, như tiêu chảy, thông qua cải thiện điều kiện vệ sinh.
- Tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp giảm bệnh tật từ tiêu chảy và những viêm nhiễm khác, và sẽ giúp duy trì dinh dưỡng ăn vào trong khi viêm nhiễm.