Cô đơn trong hôn nhân là trạng thái không nên xảy ra ở đời sống vợ chồng. Tuy nhiên tình cảnh này đã xảy ra và tồn tại ở trong một số gia đình. Đã bao giờ bạn cảm thấy mình không được lắng nghe, mất kết nối với nửa kia, buồn bã và chán nản chưa? Đó là một trong số những dấu hiệu về sự cô đơn đang diễn ra trong hôn nhân. Điều cần làm lúc này là tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục chúng. Cùng vjmopar.com tìm hiểu nội dung cần thiết này qua bài viết sau để giải quyết vấn đề bạn nhé.
Các dấu hiệu cho thấy sự cô đơn trong hôn nhân của vợ chồng
Khi sống chung với vợ hoặc chồng và bắt đầu cảm nhận được các dấu hiệu sau, điều cần làm đó là tìm ra những nguyên nhân và cách khắc phục chúng. Các dấu hiệu đó là: cảm thấy không được lắng nghe, cảm thấy không được yêu thương hoặc quan tâm, cảm thấy mất kết nối với nửa kia, cảm thấy lo lắng khi đưa ra các vấn đề, cảm thấy không chắc chắn về tương lai, thường xuyên buồn bã và trống rỗng.
Cảm thấy sợ hãi trước vợ/chồng của mình
Thật không may nếu như bạn bước vào một cuộc hôn nhân với một người ưa bạo lực về thể chất và tâm lý. Điều này chắc chắn bạn đang phải trải qua sự cô đơn kéo dài. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi bạn đời của mình thì nên tránh họ. Hoặc làm mọi cách để tránh xảy ra xung đột. Vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn nếu như người kia cố tình tách rời bạn với gia đình, bạn bè hoặc những người đáng tin cậy, khiến bạn cảm thấy cô đơn và lạc lõng.
Mất đi sự kết nối về thể xác
Tình dục chính là một yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân. Trong những cuộc hôn nhân mà một hoặc hai người cảm thấy lạc lõng. Hiếm khi ân ái hoặc dành thời gian để gắn kết. Không có những cử chỉ nhỏ thân mật. Ví dụ như những cái hôn vào buổi sáng, âu yếm hay vuốt ve… thì cả hai sẽ càng ngày càng xa nhau.
Lịch trình riêng dày đặc của mỗi người
Bạn và bạn đời có thể như mặt trăng và mặt trời. Khi người này về đến nhà thì người kia đã say giấc – việc chia sẻ với nhau lại thêm khó khăn hơn bao giờ hết. Việc mất kết nối có thể bắt đầu từ đây, khi bạn ưu tiên sự nghiệp hoặc con cái của mình hơn và đẩy người bạn đời của mình ra xa. Hiển nhiên là sự nghiệp của bạn sẽ đi lên và con cái của bạn sẽ có cuộc sống đủ đầy. Nhưng nguy cơ hôn nhân của bạn đến vực thẳm sẽ càng nhiều. Cả hai cần phải ngồi lại và bàn bạc về lịch trình, phân chia việc chăm sóc con cái (nếu bạn đang có con). Và luôn ghi nhớ rằng những phút giây lơ là đời sống tình cảm sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.
Thiếu vắng sự hỗ trợ tinh thần
Cuộc sống luôn có những phép thử. Một ngày đẹp trời, vào thời điểm bạn ít ngờ tới nhất, một sự việc không hay nào đó xảy ra. Và bạn cần bạn đời ở bên cạnh, nâng đỡ bạn vượt qua khó khăn. Nhưng nửa kia không thể bên cạnh bạn 24/7, sẵn sàng lắng nghe bởi họ có những công việc riêng. Dần dần bạn cảm thấy rằng mình bị bỏ rơi.
Nếu cuộc hôn nhân của bạn thiếu vắng sự hỗ trợ tình thần hoặc người bạn đời của bạn không thể cho bạn sự chia sẻ thì mối quan hệ của cả hai dần yếu đi.
Những vết thương cũ chưa biến mất
Trong một số trường hợp, rạn nứt tồn tại do vết thương chưa lành. Đó có thể là từ những mâu thuẫn xảy ra trong thời kì đầu hôn nhân Lấy ví dụ, một cặp vợ chồng đã kết hôn được sáu năm. Ngay từ khi kết hôn, mẹ chàng trai đã can thiệp và ngăn cản việc hai người đến với nhau. Điều này đã gây ra tổn thương cho người vợ. Và gây ra cuộc chia ly kéo dài nhiều tháng. Mặc dù cho đến cuối cùng người mẹ đã thỏa hiệp và mọi thứ dường như được hàn gắn. Nhưng vết sẹo sẽ khó có thể trở lại được như ban đầu.
Dành ít thời gian bên nhau trong những khoảnh khắc quan trọng
Vắng mặt trong những mốc thời gian quan trọng của nhau khiến các cặp vợ chồng mất đi sự kết nối. Dù cả hai có biết nhau nhiều như thế nào, theo thời gian sẽ có những điều mới mẻ hơn để khám phá. Bao gồm cả sở thích thay đổi, niềm đam mê, lý tưởng sống, bạn bè hay kẻ thù.
Dù bạn có quen biết nhau như thế nào, cùng với thời gian, con người đều sẽ thay đổi và có điều gì đó mới mẻ để khám phá. Do đó, giao tiếp hiệu quả và tạo ra thời gian chất lượng cho nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ, và tránh cho nó trở nên nhàm chán.
Không cần thiết phải dành toàn bộ thời gian cho nhau. Nhưng đừng để nó chỉ là một vài chục phút. Hãy biến những giây phút bên nhau trở nên thật ý nghĩa. Hãy cùng nhau chia sẻ về những thứ nhỏ nhặt nhất. Vì những mảnh kí ức đó tạo ra một cuộc sống muôn màu.
Bạn sẽ làm gì khi cảm thấy cô đơn trong hôn nhân?
Dẹp bỏ rào cản vô hình
Cảm giác cô đơn trong hôn nhân hiếm khi được cảm nhận bởi chỉ một người trong một mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy bị cô lập, sao không thử là người đầu tiên kết nối với với vợ/chồng của mình? Dù rằng chỉ là cử chỉ nhỏ, nhưng nó sẽ mở ra rào cản vô hình giữa hai người. Có lẽ đối phương cũng chỉ đang ngập ngừng và lo sợ giống bạn mà thôi. Vì vậy hãy là người chủ động tiến lên. Và dẹp bỏ mọi khoảng cách vô hình đang dựng lên ngày một dày hơn.
Ở bên nhau càng ít, bạn sẽ càng cảm thấy xa nhau hơn. Dù bận rộn đến đâu, hãy luôn dành thời gian cho nhau. Dù chỉ là nắm tay dạo bước ở khu công viên gần nhà. Hay cùng nhau xem một chương trình giải trí. Không chỉ là một bước tiến nhỏ. Đó còn là bước nhảy lớn trong cuộc đời của chính bạn.
Để quá khứ “ngủ yên”
Nếu bạn che giấu “căn bệnh” của mình trong một thời gian dài, những cơn đau sẽ dần xâm lấn. Và khiến bạn bỏ cuộc trong việc xây dựng lại cuộc hôn nhân. Cô đơn chỉ ngày một mãnh liệt hơn nếu bạn không tha thứ cho quá khứ và những ký ức không tốt đẹp. Dù rằng đã bị đối xử không công bằng, bạn hãy quyết định tha thứ cho họ. Vì ai cũng có những lỗi lầm. Và quá khứ chỉ là một phần của cuộc sống. Quyết định tha thứ cho nửa kia sẽ là một quyết định đúng đắn. Để chào tạm biệt sự cô đơn đang bủa vây trong tâm trí bạn.
Hãy luôn trân trọng thời gian mà bạn có. Và khiến cho thời gian trở nên chất lượng và đáng quý trong từng khoảnh khắc bạn trải qua. Khi nói chuyện với đối phương, hãy đặt điện thoại xuống, gạt hết những phiền nhiễu trong tâm trí và tập trung vào nhau. Những khoảnh khắc khiến bạn quên đi cô độc đôi khi chỉ là những khoảnh khắc giản đơn. Chẳng hạn như cách bạn cùng nửa kia nấu ăn, nghe một bản nhạc. Hay thật lòng khen ngợi và khuyến khích nhau. Và đừng quên ưu tiên sự gần gũi về thể chất. Đó chắc chắn là một phần quan trọng trong việc cứu vãn những tổn thương bất chợt xảy đến.