Chương trình Hạt giống cho tương lai 2.0 của Huawei

Chương trình Hạt giống cho tương lai 2.0 của Huawei

Mới đây thì Huawei đã đưa ra công bố sẽ đầu tư 150 triệu USD vào 5 năm tới để phát triển chương trình Hạt giống cho tương lai 2.0 nhằm giúp thanh niên và sinh viên cải thiện kỹ năng số ở các quốc gia mà hãng này đang đầu tư. Từ năm 2019 thì hãng cũng đã mở Học viện Huawei ASEAN lần lượt tại các quốc gia như Indonesia, Thái Lan và Malaysia, ươm mầm cho hàng trăm nghìn tài năng cho tương lai kỹ thuật số. Để biết thêm thông tin về chương trình của Huawei thì mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Thúc đẩy tiếp cận bình đẳng với giáo dục và phát triển tài năng

Theo báo cáo năm 2020 của UNICEF và Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU. Khoảng 2,2 tỷ người từ 25 tuổi trở xuống vẫn thiếu kết nối Internet tại nhà. “Kỹ năng số và khả năng đọc viết không chỉ là nền tảng cho nền kinh tế số. Mà còn là quyền cơ bản của con người được Liên hợp quốc xác định”. Chủ tịch Huawei Liang Hua cho biết tại diễn đàn trực tuyến “Công nghệ và Bền vững: Không ai bị lãng quên” cuối tuần trước.

Huawei cũng công bố chương trình Hạt giống cho tương lai 2.0. Trong đó đầu tư 150 triệu USD trong 5 năm tới để phát triển tài năng ICT. Đồng thời giúp sinh viên và thanh niên cải thiện kỹ năng số tại các quốc gia mà hãng đang hoạt động. Chương trình dự kiến mang lại lợi ích cho hơn 3 triệu người.

Thúc đẩy tiếp cận bình đẳng với giáo dục và phát triển tài năng

“Tài năng kỹ thuật số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số và tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận với giáo dục là điều cần thiết để tạo ra các cơ hội hỗ trợ phát triển bền vững và công bằng. Do đại dịch, chúng tôi đang chuyển chương trình sang hình thức trực tuyến. Và mở rộng chương trình cho nhiều học sinh xuất sắc hơn bao giờ hết”. Ông Jay Chen, Phó Chủ tịch Huawei châu Á – Thái Bình Dương, nói. Hãng cũng đã cho ra mắt. Học viện Huawei ASEAN tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia từ năm 2019. Và đã ươm mầm hơn 100.000 tài năng để chuẩn bị cho tương lai kỹ thuật số.

Giải quyết các thách thức về môi trường và thúc đẩy phát triển xanh

Bên cạnh giáo dục, môi trường cũng là một yếu tố trong mục tiêu phát triển bền vững. Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường đang trở thành thách thức toàn cầu. Lượng khí thải carbon đã giảm trong năm qua do suy thoái kinh tế và tình trạng đóng cửa trên toàn thế giới. Nhưng lại đang tăng trở lại khi các nền kinh tế mở cửa trở lại.

“Phát triển xanh và bền vững đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các nền kinh tế toàn cầu”, ông Liang nói. “Huawei đang tận dụng kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử công suất. Và lưu trữ năng lượng cũng như chuyên môn kỹ thuật về 5G, cloud. Và AI để phát triển bộ phận kinh doanh điện kỹ thuật số và cung cấp các giải pháp điện kỹ thuật số cho các ngành khác nhau. Từ tháng 12/2020, các sản phẩm và giải pháp điện kỹ thuật số của Huawei tạo ra. 325 tỷ kWh điện từ các nguồn tái tạo và tiết kiệm tổng cộng 10 tỷ kWh điện. Những nỗ lực này đã giúp giảm 160 triệu tấn khí thải CO2”.

Chia sẻ của Chủ tịch Viện Các vấn đề Quốc tế Singapore (SIIA)

Chia sẻ của Chủ tịch Viện Các vấn đề Quốc tế Singapore (SIIA)

“Bằng cách làm việc cùng nhau, các quốc gia có thể hỗ trợ nhau để đáp ứng các cam kết bền vững của họ. Có nhiều lĩnh vực mà công nghệ có thể hỗ trợ. Như tạo điều kiện cho thị trường carbon minh bạch và có thể kiểm chứng”. Phó giáo sư Simon Tay, Chủ tịch Viện Các vấn đề Quốc tế Singapore (SIIA), chia sẻ tại diễn đàn.

Ví dụ ở Singapore, Huawei FusionSolar Solution đã hỗ trợ Tập đoàn Sunseap. Nhà cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời, xây dựng các trang trại điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới. Với 13.312 tấm pin mặt trời, 40 biến tần và hơn 30.000 phao nổi. Nhà máy năng lượng mặt trời rộng 5 ha trên biển này ước tính sản xuất tới 6.022.500 kWh năng lượng mỗi năm. Cung cấp đủ năng lượng cho 1250 căn hộ nhà ở công cộng 4 phòng trên đảo. Và bù đắp ước tính khoảng 4258 tấn carbon dioxide. Theo Bruce Li, Giám đốc điều hành mảng Kinh doanh Điện Kỹ thuật số Doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương của Huawei, cho biết.