Chấn thương mắt cá chân khi chạy, nguyên nhân và cách khắc phục

nguyên nhân cũng như cách phòng tránh và xử lý khi mắc phải chấn thương mắt cá

Để bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì ai cũng cần phải luyện tập thể dục thể thao. Nhiều người chọn cho mình phương pháp luyện tập là chạy bộ. Đây là hình thức rèn luyện sức khỏe đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, việc luyện tập quá sức hoặc thực hiện các động tác không đúng kỹ thuật sẽ có thể gây nên những tác động xấu. Trong đó có tổn thương mắt cá chân, thường xảy ra khi người chạy có động tác tiếp đất sai. Vậy nguyên nhân thực sự cũng như cách phòng tránh và xử lý khi mắc phải chấn thương như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương mắt cá chân khi chạy bộ

Mắt cá chân là phần nối cẳng và bàn chân. Hệ thống các khớp và dây chằng ở vùng này giúp bàn chân thực hiện các cử động linh hoạt. Mắt cá chân là một bộ phận khá quan trọng trong quá trình chạy bộ. Đây là điểm tựa của cơ thể khi tiếp xúc với mặt đất. Khi chạy, mỗi bước chân nâng lên và hạ xuống đều dồn cả trọng lượng cơ thể lên mắt cá.

Trong cấu tạo cơ thể, phần xương hông và những cơ yếu (gluteus medius) có tác động rất lớn đến sự ổn định của chân. Khi chạy, sự chuyển động của cơ trên và cơ dưới hông có thể gây ra sự mất ổn định và tổn thương đến mắt cá chân. Thêm vào đó, vận động viên lặp đi lặp lại các động tác nâng lên và hạ xuống chân. Điều này khiến các khớp ở mắt cá phải gánh trọng lượng cơ thể trong suốt quá trình luyện tập. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt cá chân thường thấy.

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến chấn thương mắt cá chân thường thấy là do việc phải sử dụng các động tác lặp đi lặp lại gây ra tổn thương do liên tục tác động trọng lực lớn. Ngoài ra việc mang phải giày dép không phù hợp cũng có thể gây chấn thương.

Mắt cá chân là một bộ phận khá quan trọng trong quá trình chạy bộ

Khi vận động quá mức, người chạy có thể cảm thấy đau nhói hoặc đau liên tục dọc theo hai bên mắt cá chân do tình trạng căng cơ. Tình trạng này xảy ra bởi các động tác lặp đi lặp lại của cơ xương chậu hoặc cơ sau xương chày. Nếu không được điều trị kịp thời, đau mắt cá chân có thể diễn tiến nặng hơn. Có thể kể đến như bong gân, đứt dây chằng do tác động quá mức hoặc tổn thương bên trong.

Cách xử lý khi gặp chấn thương

Chăm sóc vùng bị tổn thương

Khi cơn đau xuất hiện, chuyên gia khuyên vận động viên nên dừng việc luyện tập. Hãy nghỉ ngơi một thời gian và thay đổi lại phương thức luyện tập. Dù dừng luyện tập là điều không ai mong muốn. Nhưng cơ thể vẫn cần thời gian nghỉ ngơi để mắt cá chân được phục hồi sau chấn thương. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, hãy chú ý đến cơ thể và xây dựng một thói quen tập thể dục thể thao đều đặn. Có thể kết hợp chạy bộ với các môn khác để giải phóng mô mềm. Đồng thời tăng sức mạnh cho chân, hông, mắt cá chân và lưng.

Chườm đá là một phương pháp đơn giản nhưng lại vô cùng hữu hiệu. Bởi chườm đá giúp giảm đau và giảm sưng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi đựng đá hay một chiếc khăn ẩm, và không thể thiếu đá lạnh. Chườm đá lên vùng mắt cá chân ít nhất 20 phút mỗi lần. Thực hiện chườm đá 3-5 lần một ngày trong 3 ngày đầu sau chấn thương. Khoảng cách giữa mỗi lần ít nhất là 90 phút. Lưu ý, bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da. Vì điều này có thể gây bỏng da nhé.

Bạn nên băng quanh vùng mắt cá chân bị thương của bạn bằng một miếng băng thun. Lưu ý là không nên quấn băng thun quá chặt, sẽ gây khó chịu cho chân của bạn.

Đến gặp bác sĩ

hãy đến gặp các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa

Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài từ 3-5 ngày hoặc gặp 1 số dấu hiệu như sưng, đau nhói không thuyên giảm nhiều ngày; không thể sinh hoạt, đi bộ hay lên xuống cầu thang một cách bình thường, hãy đến gặp các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa để có thể có một liệu trình điều trị phù hợp.

Ngoài ra, người tập có thể nhón gót chân hay tập các bài tập giữ thăng bằng bằng một chân để giúp ổn định nhằm giảm tác động lên mắt cá chân, cải thiện khả năng chạy.