Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần mà không phải ai cũng biết

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần mà không phải ai cũng biết

Cây cúc tần, một loại cây dân dã gắn bó với hàng rào, là hình ảnh quen thuộc đối với người dân nông thôn. Nhưng không nhiều người biết rằng đây còn là một loại dược liệu dân gian, chữa cảm mạo, ho, bổ xương khớp, trĩ, sỏi thận, … Y học cổ truyền cho rằng: cúc tần có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. .Tên khoa học Pluchea indica Less thuộc Họ cúc (Compositae). Ở nước ta, loại cây này mọc hoang khắp nơi, thường được trồng làm hàng rào và dùng làm thuốc. Khám phá những cây thuốc quý trong vườn nhà, tác dụng chữa bệnh, đơn thuốc và cách phòng ngừa qua bài viết sau đây. Nào cùng với vjmopar.com tìm hiểu ngay nào!

Thông tin về cây cúc tần

Thông tin về cây cúc tần

Cây cúc tần là một loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia, du nhập vào nước ta từ rất nhiều năm trước.

  • Tên dược liệu: Cây cúc tần
  • Tên gọi khác: Từ bi, Đại bi, Đại ngải, Hoa mai não, Lức ấn, Băng phiến ngải.
  • Tiếng khác: Cây co mát (người Thái), cây phặc phà (người Tày), Camphrée (tiếng Pháp), Ngai Camphor Plant (tiếng Anh).
  • Tên danh pháp khoa học: Pluchea Indica (L) Less.
  • Thuộc họ Cúc – Asteraceae, Chi Cúc tần – Pluchea

Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô, làm thuốc.

Bộ phận sử dụng chế biến dược liệu

Mọi bộ phận của cúc tần đều có thể sử dụng, bao gồm rễ, lá cây và thân ngọn. Loại cây này có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng tươi tốt và có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, để làm thuốc thì tốt nhất nên thu hoạch vào mùa hè và thu.

Cây thuốc cúc tần có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng sấy khô đều có dược tính như nhau. Cách bào chế dược liệu như sau:

  • Dược liệu tươi: Thu hoạch vào sáng sớm, rửa sạch nhiều lần cho hết bụi đất, hoá chất, tạp chất nếu có. Để nguyên toàn bộ cây và sử dụng tuỳ ý. Khi dùng tươi lâu ngày nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
  • Dược liệu khô: Cúc tần sau khi thu hoạch, rửa sạch và để ráo nước. Cắt thành từng đoạn khoảng 3 – 5cm rồi phơi hoặc sấy cho đến khi khô hoàn toàn. Bảo quản trong túi đóng kín, ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và mối mọt.

Dược tính và bài thuốc từ cây cúc tần

Dược tính và bài thuốc từ cây cúc tần

Trong toàn cây chủ yếu có tinh dầu mùi thơm đặc trưng. Theo y học cổ truyền: cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Chủ trị cảm sốt ho, bụng trướng, nôn oẹ, tiêu độc, tiêu đờm, bí tiểu tiện, phong thấp, đau mỏi lưng. Dùng dưới dạng thuốc sắc (ngày uống 10-20g) hay thuốc xông. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chữa nhức đầu cảm sốt: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần; lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông.

Cũng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt.
Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát; thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.