Tụng kinh là hoạt động phổ biến trong Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo,… Gần đây nhất, một nữ bệnh nhân Ấn Độ 24 tuổi đã áp dụng hình thức tụng kinh trong suốt quá trình loại bỏ khối u não. Nữ bệnh nhân này đã có sự tiến triển tốt sau quá trình phẫu thuật của mình. Cô hoàn toàn tỉnh táo và không có dấu hiệu mê man như một số bệnh nhân khác. Ý nghĩa và tác dụng của việc tụng kinh mang lai cho con người là gì? Chúng tôi sẽ chia sẻ thêm cho các bạn dưới đây nhé.
Nữ bệnh nhân tụng kinh khi phẫu thuật u não
Cô gái trẻ hoàn toàn tỉnh táo trong ca phẫu thuật phức tạp tại khoa phẫu thuật thần kinh; Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn (AIIMS) hôm 23/7 và liên tục đọc kinh Hanuman Chalisa; bài kinh phổ biến nhất để ca ngợi thần Hanuman và được hàng triệu người theo đạo Hindu đọc mỗi ngày.
Nữ bệnh nhân đọc kinh khi được phẫu thuật loại bỏ khối u não; tại Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn (AIIMS) ở New Delhi, Ấn Độ hôm 23/7. Bác sĩ Deepak Gupta cho biết bệnh nhân đã được tiêm thuốc gây tê cục bộ phần da đầu và được sử dụng thuốc giảm đau. Cô hiện được theo dõi y tế tại bệnh viện và sẽ xuất viện cuối tuần này.
Bệnh nhân u não hồi phục tốt nhờ tụng kinh
Đoạn video ghi lại ca phẫu thuật được nhà báo Arvind Chauhan chia sẻ trên Twitter. “Tại AIIMS, một bệnh nhân nữ đọc thuộc lòng 40 câu trong kinh Hanuman Chalisa; trong khi bác sĩ Deepak Gupta và nhóm gây mê thần kinh của ông tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u não”, Chauhan cho hay.
Hơn 20 năm qua, AIIMS đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật hoặc mở hộp sọ; mà bệnh nhân trong tình trạng tỉnh táo để đảm bảo các vùng não quan trọng của họ không bị tổn thương. Theo quan chức AIIMS, hơn 500 ca phẫu thuật như vậy đã được hoàn thành trong 20 năm.
Ngày nay, hầu hết các trường hợp như vậy đều có thể phục hồi và xuất viện nhanh chóng. Phẫu thuật kiểu này đặc biệt phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân; có khối u gần các khu vực liên quan dây thần kinh vận động và khả năng nói.
Ý nghĩa của việc tụng kinh
Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Đức Phật đã dạy trong kinh điển; hợp với chân lý và căn cơ của chúng sanh. Trì Chú là nắm giữ một cách chắc chắn lời bí mật của Chư Phật. Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp chướng; tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phước huệ, nên cũng gọi là thần chú. Niêm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung Phật và đức hạnh của Phật; để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài.
Trong Phật giáo, người Phật tử; nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa thể gọi là thuần thành. Người Phật tử thuần thành còn phải tụng kinh, trì Chú và niệm Phật. Nếu bỏ qua ba phần sau này, thì ba phần trước là thờ, lạy và cúng khó có thể viên dung cả Sự và Lý.
Phần Lý là phần cao siêu khó thực hành, mà nếu chúng ta không tụng kinh, niệm Phật để cho tâm hồn được sáng suốt; tỏ ngộ các lý lẽ sâu xa huyền diệu trong kinh điển, thì chúng ta không làm thế nào để đạt được 4 phép lạy thuộc về Lý.